Loãng xương là một tình trạng y khoa phổ biến bởi sự suy giảm mật độ xương, căn bệnh này đang gây ảnh hưởng xấu đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Trước tình trạng đó, massage và các công cụ massage đã nổi lên như một giải pháp tiềm năng và mang lại hy vọng mới cho những người đang tìm kiếm phương pháp phục hồi không xâm lấn. Cùng khám phá cách mà ghế massage có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh loãng xương, qua đó mở ra một hướng đi mới trong việc quản lý và phục hồi căn bệnh này.
1. Thực trạng bệnh loãng xương ở Việt Nam hiện nay
Tình trạng bệnh loãng xương ở Việt Nam hiện nay đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng báo động. Theo thống kê từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, mỗi tháng bệnh viện này tiếp nhận gần 1.000 người đến tầm soát loãng xương, trong đó có 20-25% được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương, chủ yếu tập trung ở lứa tuổi trung niên và người già.
Ngoài ra, một khảo sát của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy, bệnh loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông ở độ tuổi 50 trở lên, dự báo đến năm 2030, số người gãy xương đùi do loãng xương sẽ chạm mốc 41 nghìn người.
Những con số này phản ánh một thực trạng đáng lo ngại về sức khỏe xương khớp của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh dân số già hóa ngày càng tăng như hiện nay. Đây là một căn bệnh diễn biến âm thầm nhưng lại tiềm ẩn nhiều hậu quả nặng nề, gây ra biến chứng như gãy xương, lún đốt sống, đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của người bệnh. Do đó, để giảm thiểu tình trạng này, việc phát triển một phương pháp chăm sóc và điều trị toàn diện là vô cùng cần thiết, từ việc tăng cường tầm soát, chẩn đoán sớm đến việc áp dụng các biện pháp chăm sóc xương khớp hiệu quả, giúp hạn chế tác động của bệnh loãng xương tới cộng đồng.
2. Các phương pháp điều trị loãng xương hiện nay
Với sự tiến bộ của y học hiện đại, đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả được phát triển để kiểm soát và cải thiện tình trạng này như: dùng thuốc, bổ sung dinh dưỡng, thay đổi lối sống, hay tập luyện thể dục thể thao…
2.1. Sử dụng thuốc
Thuốc là lựa chọn chính trong điều trị loãng xương, bao gồm bisphosphonates, denosumab, raloxifene, teriparatide, và abaloparatide. Những loại thuốc này có công dụng tăng cường mật độ xương, hoặc giảm hấp thụ xương, qua đó giảm nguy cơ gãy xương. Mỗi loại thuốc có những chỉ định và tác dụng phụ riêng, do đó, việc lựa chọn thuốc phải dựa trên đánh giá cụ thể của bác sĩ.
2.2. Bổ Sung Canxi và Vitamin D
Canxi và vitamin D là hai yếu tố dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Bổ sung đủ lượng canxi và vitamin D hàng ngày thông qua chế độ ăn hoặc viên uống bổ sung là cách thông dụng trong việc phòng chóng và điều trị loãng xương.
2.3. Tập Luyện Thể Dục
Tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe xương và cải thiện sự linh hoạt, giảm nguy cơ té ngã và gãy xương. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ nhẹ, yoga, và tập luyện sức mạnh được khuyến khích để tăng cường mật độ xương và cải thiện cân nặng.
2.4. Thay Đổi Lối Sống
Hạn chế rượu và bỏ thuốc lá là hai thay đổi lối sống quan trọng có thể giúp giảm khả năng mất xương. Duy trì một chế độ ăn cân đối, giàu canxi và vitamin D, cũng như tránh các hoạt động có nguy cơ cao gây chấn thương xương, là những biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho việc điều trị loãng xương.
2.5. Liệu Pháp Hormone
Đối với phụ nữ mãn kinh, liệu pháp hormone có thể được cân nhắc để giảm tốc độ mất xương. Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp này cần được thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ do có thể tăng nguy cơ một số vấn đề sức khỏe khác.
2.6. Massage chăm sóc xương khớp
Massage được xem là một lựa chọn điều trị hỗ trợ có ích cho bệnh nhân loãng xương, bởi nó không chỉ giúp tăng cường cấu trúc mô xương mà còn có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sau các chấn thương như gãy xương. Đối với những người mắc bệnh loãng xương, massage có thể mang lại lợi ích bằng cách làm giảm cứng cơ, từ đó giảm bớt triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một nhà trị liệu chuyên nghiệp.
3. Hiệu quả của massage đối với bệnh loãng xương
Massage được coi là một phần của liệu pháp hỗ trợ trong điều trị loãng xương. Massage đem lại lợi ích thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và cứng cơ, cũng như hỗ trợ giảm đau. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng biện pháp này sau khi có sự chỉ dẫn của các chuyên gia y tế. Hiệu quả của việc massage đối với bệnh xương khớp nói chung và bệnh loãng xương nói riêng bao gồm:
-
Cải thiện lưu thông máu: Massage giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, điều này có thể thúc đẩy sự nuôi dưỡng và tái tạo các mô xương, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường sức khỏe của xương.
-
Giảm căng thẳng và cứng cơ: Bệnh nhân loãng xương thường xuyên gặp phải tình trạng cứng cơ và căng thẳng, điều này không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày. Massage có thể giúp giãn cơ, giảm đau và tăng cường sự linh hoạt trong cơ – xương khớp.
-
Hỗ trợ giảm đau: Massage còn có khả năng giảm đau thông qua việc kích thích vào các huyệt đạo để giải phóng endorphin trong cơ thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác đau đớn.
4. Ghế massage – Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương
Ghế massage là sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và các bài tập vật lý trị liệu chuẩn y khoa. Với khả năng cung cấp các thao tác xoa bóp tự động, ghế massage đã trở thành một thiết bị hữu ích trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương.
Những dòng ghế massage có khả năng bấm huyệt sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu tới các khu vực xung quanh xương và mô xương, từ đó cung cấp dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo xương. Sự cải thiện lưu lượng máu có thể hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và khoáng chất, yếu tố quan trọng trong việc duy trì và tăng cường mật độ xương.